Employer Branding là gì? Phát triển thương hiệu tuyển dụng

Employer Branding là gì? Employer Branding hay còn gọi là “Thương hiệu Nhà tuyển dụng” là một thuật ngữ nhằm đánh giá mức độ nhận diện của Doanh nghiệp trong mắt ứng viên, là giá trị thương hiệu doanh nghiệp và là đặc trưng để thu hút nhân tài về làm việc.

Trong cuộc chiến tìm nhân tài ngày nay, doanh nghiệp không chỉ tập trung gắn kết nội bộ, giảm tỷ lệ nghỉ việc, cải thiện trải nghiệm ứng viên mà còn cần phải xây dựng “Thương hiệu Nhà tuyển dụng” như một chiến lược Nhân sự hiệu quả, chiến lược này không chỉ là chìa khóa thu hút nhân tài mà còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vô hình khác:

  • Tiết kiệm chi phí và thời gian cho tuyển dụng
  • Cải thiện chất lượng ứng viên đầu vào
  • Cải thiện và thúc đẩy môi trường làm việc theo hướng phát triển tốt hơn. Xây dựng giá trị văn hóa công ty, giảm tỷ lệ nghỉ việc và làm cho doanh nghiệp của bạn hấp dẫn hơn trong mắt các ứng viên tiềm năng
  • Xem nhân lực là mục tiêu cốt lõi trong phát triển doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân tài đã khó, giữ chân nhân tài còn khó hơn. Xây dựng chiến lược Employer Branding là phương thức hữu hiệu để ngăn chặn ‘chảy máu chất xám’.

Các phương pháp xây dựng Employer Branding hiệu quả 

1. Xác định mức độ Thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp bạn

xac-dinh-xay-dung-employer-branding
Việc xác định mức độ thương hiệu cho công ty hết sức quan trọng

Việc đầu tiên, là xác định vị thế và chỗ đứng doanh nghiệp của bạn trong thị trường cùng ngành hiện tại và mức độ hài lòng của nhân viên. Để làm được điều này, thực hiện một khảo sát đến nhân viên, khách hàng và các bên liên quan. Khảo sát giúp xác định mức độ thu hút doanh nghiệp trong mắt nhân viên công ty và khách hàng. Dựa trên kết quả khảo sát, bạn sẽ định hình xem mình cần làm những gì tiếp theo để nâng tầm thương hiệu, tuy nhiên cần đảm bảo đạt được mục tiêu trong một số khía cạnh như:

  • Đảm bảo nhu cầu tuyển dụng dài hạn được đáp ứng.
  • Thu hút nhiều hơn ứng viên chủ động lẫn bị động. 
  • Nâng cao vị thế thương hiệu lên một tầm cao mới.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp.

2. Đầu tư vào hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực trong employer branding là gì?

Theo Fobes, “thế hệ 9x sẽ là đối tượng nhân lực chính của doanh nghiệp trong tương lai”. Với một thế hệ trẻ rất quan tâm đến học hỏi và sự phát triển kỹ năng, kinh nghiệm thì doanh nghiệp nên xây dựng nhiều hơn nữa những chương trình đào tạo các kỹ năng cơ bản cho nhân viên, xem đây là một công việc bắt buộc. Ngoài ra, như một phần thưởng khích lệ cho các nhân viên giỏi, công ty cũng nên tạo điều kiện cho họ được phát triển các kỹ năng nâng cao thông qua các chuyến công tác bên ngoài.

3. Thiết lập chương trình Employee Advocacy

Không phải tất cả nhân viên của bạn đều là một nhà tuyển dụng hoàn hảo, nhưng họ sẽ trở thành những Đại sứ Thương hiệu thực thụ. Do đó, một chương trình “vận động hành lang” là không thể thiếu.

Employee-Advocacy-la-gi
Employer Advocacy là gì?

Employee Advocacy là hình thức tiếp thị vận động, nuôi dưỡng và khuyến khích nhân viên trở thành người ủng hộ đáng tin cậy cho hình ảnh, thương hiệu bằng cách tổ chức các hoạt động nội bộ như: khen thưởng nhân viên có thành tích tốt hoặc trao tặng vật phẩm có hình ảnh thương hiệu. Bạn nghĩ sao về một chiếc ly có logo thương hiệu dành cho nhân viên vào ngày sinh nhật và được họ đăng tải lên story của mình? Đây chính xác là một trong những cách để Thương hiệu của bạn được biết đến thật tự nhiên.

Hãy thường xuyên tổ chức những chương trình Employee Advocacy. Chẳng hạn như trao thưởng cho nhân viên có đề xuất tuyển dụng mới, sáng tạo ra phương thức vận hành hiệu quả hơn cho doanh nghiệp hoặc tích cực truyền thông về Thương hiệu Nhà tuyển dụng.

4. Đầu tư vào mạng xã hội

Mạng xã hội đang là kênh truyền thông được các công ty sử dụng nhiều nhất. Những con số biết nói dưới đây có thể cho bạn câu trả lời cho lý do về sự đầu tư mạnh mẽ này:

Con số trên cho thấy, việc tuyển dụng thông qua các nền tảng mạng xã hội rất hiệu quả. Có tới 9 trên 10 ứng viên ứng tuyển những doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu tích cực. Những doanh nghiệp có sự phản hồi nhanh chóng và thường xuyên tương tác với ứng viên, đưa ra được những hoạt động, hình ảnh về môi trường làm việc, văn hóa và cơ hội việc làm trên Mạng xã hội.

5. Content là yếu tố rất quan trọng

employer-branding-content
Content đóng vai trò quan trọng trong Employer branding

Content đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong truyền đạt thông tin xây dựng sự tương tác giữa nhà tuyển dụng với người lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tối ưu hóa content hợp lý. Điều này giúp thu hút sự chú ý từ các ứng viên chủ động lẫn bị động.

Một trong những phương thức xây dựng content hiệu quả nhất, đó là sử dụng “phễu ứng viên” để nhận thức được hành vi ứng viên, và có các cách ứng xử sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo phễu ứng viên mẫu từ Candidate ID.

6. Quy trình kiểm tra và đánh giá employer branding là gì?

Cải thiện Thương hiệu Nhà tuyển dụng là một quá trình liên tục và khó đo lường. Nhưng giống như các marketers kiểm tra và đo lường sự thành công của các chiến dịch quảng cáo, nhà tuyển dụng cũng nên kiểm tra và đo lường các chiến lược Employer Branding của mình thông qua những số liệu phù hợp. Dưới đây là gợi ý:

  • Phản hồi và xếp hạng: Hãy thường xuyên kiểm tra phản hồi và xếp hạng trên trang fanpage. Hoặc các diễn đàn đánh giá Thương hiệu Nhà tuyển dụng. Đây chính là thước đo đầu tiên mà ứng viên đánh giá Thương hiệu tuyển dụng của bạn. Ngoài ra, phân tích các nhận xét phổ biến sẽ chỉ ra vấn đề gặp phải trong việc xây dựng văn hóa công ty.
  • Tỷ lệ giữ chân nhân tài: Nếu như tỷ lệ nghỉ việc thường được cho là không thể đoán trước được thì tỷ lệ giữ chân nhân tài sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp biết được chất lượng môi trường làm việc của mình. Một Thương hiệu Nhà tuyển dụng bền vững góp phần tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.
  • Nguồn tuyển dụng: Theo dõi các nguồn tuyển dụng để biết ứng viên tiếp cận doanh nghiệp từ đâu. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn xác định được ưu thế và đặt nỗ lực Employer Branding của mình.
  • Sự hài lòng của nhân viên: Thương hiệu tuyển dụng đánh giá dựa trên sự hài lòng nhân viên. Vì vậy, việc đo lường sự hài lòng của nhân viên trong công ty là điều cần thiết. Khảo sát ẩn danh là cách tuyệt vời để nhân viên phản hồi trung thực tại doanh nghiệp đang làm.

Xây dựng chiến lược Employer Branding là một quá trình dài, đòi hỏi sự bền bỉ, xuyên suốt. Hy vọng qua bài viết trên, bạn hiểu được employer branding là gì? Chúc cho các doanh nghiệp sớm xây dựng thành công thương hiệu tuyển dụng.

Các bài viết liên quan:

dang-tin-tuyen-dung-tai-freec

Bài viết Employer Branding là gì? Phát triển thương hiệu tuyển dụng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.



from Blog freeC https://ift.tt/3oXDPej
via freeC

Comments

Popular posts from this blog

4000 tin tuyển dụng hấp dẫn, lương cao trên nền tảng freeC

Cloud architect là gì? Tìm hiểu về điện toán đám mây

Anh ngâm mình vào muối cho mặn mòi từ da dẻ