Phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhà tuyển dụng nên biết
Tuyển dụng đúng người luôn là vấn đề nan giải trong vận hành chiến lược nhân sự sao cho hiệu quả, tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp về thời gian, đào tạo, chi phí,… Để giảm thiểu những sai lầm trong tuyển dụng, doanh nghiệp hiện nay đều tập trung vào cải thiện và nâng cao chất lượng phỏng vấn. Đồng thời xây dựng chương trình phỏng vấn phù hợp và chính xác cho mỗi vị trí. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác tìm kiếm Nhân tài, freeC giới thiệu phương pháp phỏng vấn hiệu quả hiện nay mà các Nhà tuyển dụng có thể tham khảo:
Tham khảo bài viết 6 xu hướng tuyển dụng năm 2021
1. Phỏng vấn hành vi (Behavioral-Based Interview)
Phỏng vấn hành vi là phương pháp phỏng vấn dựa trên kỹ thuật đặt câu hỏi STAR. Đây là phương pháp phỏng vấn khá phổ biến với các nhà tuyển dụng nhằm đánh giá khả năng của ứng viên thông qua các kinh nghiệm và cách xử lý của ứng viên trước các tình huống trong quá khứ. Từ đó đưa ra nhận định về xác suất phù hợp của ứng viên so với vị trí hiện tại. Một số câu hỏi mẫu các nhà tuyển dụng thường sử dụng theo mô hình STAR:
- S (Situation): Hãy kể về một tình huống khó khăn trước đây và cách xử lý của bạn?
- T (Task) : Những nhiệm vụ/ công việc mà bạn đã từng được yêu cầu làm?
- A (Activity): Những công việc nào bạn đã làm?
- R (Result): Mức độ thành công/ thất bại những công việc bạn đã làm là gì?
Để có thể đánh giá được các kỹ năng hiện có của ứng viên nhằm mục đích xác định năng lực ứng viên có thật sự phù hợp để đảm nhiệm công việc hay không. Nhà tuyển dụng có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
2. Phỏng vấn theo tình huống mô phỏng thực tế
Đối với dạng phỏng vấn hành vi, ứng viên có thể chuẩn bị từ trước phần của mình. Từ đó dễ dẫn đến nhà tuyển dụng chưa có cách nhìn nhận và đánh giá tốt nhất. Phỏng vấn tình huống giúp nhà tuyển dụng kiểm tra năng lực ứng phó, nhìn nhận, phân tích và xử lý tình huống của ứng viên mà không thông qua sự chuẩn bị từ trước. Ngoài ra nhà tuyển dụng còn quan sát được khả năng ứng biến của ứng viên trong thực tế.
Phương pháp này thường phát huy hiệu quả trong việc tìm kiếm các vị trí thuộc lĩnh vực tư vấn, tài chính, điều hành, chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên nhà tuyển dụng cần đưa ra các tình huống thực tế và bám sát thị trường nhất.
Xem ngay bài viết Các Tips Phỏng Vấn Xin Việc
Tính chất công việc càng phức tạp và càng đòi hỏi trách nhiệm cao, các tình huống được đưa ra càng cần mang tính thử thách, thậm chí là “đánh đố” ứng viên. Vì với cương vị của nhân sự trong các vị trí cao như thế, kinh nghiệm công việc và khả năng ứng phó tình huống của ứng viên là một tiêu chí cần phải đặt lên hàng đầu.
3. Phương pháp phỏng vấn hiệu quả đó là “gây áp lực”
Phỏng vấn gây áp lực thường được các nhà tuyển dụng áp dụng cho các vị trí nhân sự cấp cao, hoặc các vị trí đặc thù đòi hỏi chuyên môn cao,… Tại các vị trí này, công việc đòi hỏi nhân sự phải có chuyên môn và năng lực mới có thể đảm nhiệm tốt được. Do đó việc tuyển chọn có phần khắt khe và thận trọng hơn.
Phỏng vấn gây áp lực thường mất khoảng thời gian khá lâu và buộc phải loại khá nhiều hồ sơ và phỏng vấn liên tục mới có thể tìm ra được nhân tài thật sự phù hợp với vị trí và văn hóa công ty. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại từ loại phỏng vấn này thường được đánh giá là hiệu quả hơn các các phương pháp phỏng vấn khác trong việc chọn ra nhân sự nòng cốt cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Các câu hỏi nhà tuyển dụng sử dụng trong việc “gây khó” ứng viên có thể được kể đến như:
- Vì sao bạn nghỉ việc ở vị trí cũ?
- Vì sao bạn nhảy việc quá nhiều? Vì sao bạn mất quá nhiều năm làm việc nhưng không được thăng tiến?
- Bạn không có nhiều kinh nghiệm, tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
- Bạn có nghĩ rằng xu hướng quá tỉ mỉ có thể gây ảnh hưởng tới tiến độ công việc?
4. Phỏng vấn hội đồng – Phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhất
Phỏng vấn hội đồng, hay còn gọi là phỏng vấn nhóm, các ứng viên sẽ tham gia buổi phỏng vấn với nhiều thành viên từ nhiều phòng ban khác nhau, luân phiên đặt câu hỏi và đánh giá ứng viên. Ngoài ra, điểm đặc biệt là ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn chung với các ứng viên khác. Họ sẽ cùng nhau thảo luận, tranh luận và đưa ra quan điểm cá nhân. Điều này làm tăng thêm sự đa chiều và tính chính xác hơn trong việc đánh giá thông tin.
Do tính chất phối hợp, dạng phỏng vấn này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khách quan hơn. Ví dụ như một ứng viên có thể mạnh ở điểm này nhưng lại thiếu kỹ năng ở điểm khác, hay cách làm việc của ứng viên có phù hợp với đại bộ phận công ty hay không.
Tuy nhiên, một điểm bất lợi ở kiểu phỏng vấn này cũng tương tự như với hình thức phỏng vấn áp lực, đó là ứng viên sẽ phải “đối phó” với nhiều chuyên môn và đánh giá khác nhau, do đó dễ gây ra căng thẳng tâm lý không cần thiết.
Xem ngay Giải mã một cuộc phỏng vấn thành công
Phỏng vấn tốt sẽ giúp tuyển và giữ chân người tài, thúc đẩy vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Việc sàng lọc và phỏng vấn không chất lượng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Không chỉ mất thời gian, chi phí mà còn dẫn đến hệ lụy là gây ra bất động nội bộ.
Bài viết liên quan:
- Lương gross và lương net, nên thỏa thuận lương nào?
- Thành Công Ngay Lần Đầu Phỏng Vấn Qua Video
- Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn mức lương mong muốn
GIẢI PHÁP NHÂN SỰ TỐT NHẤT VIỆT NAM
Bài viết Phương pháp phỏng vấn hiệu quả nhà tuyển dụng nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày FreeC Blog.
from Blog freeC https://ift.tt/3ofXLI6
via freeC
Comments
Post a Comment